Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp ý gì cho Chính phủ?

Là người được tham luận tại Hội nghị Chính phủ với địa phương, ông Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đã đưa ra một số góp ý.

Ông Nguyễn Văn Thân đánh giá cao sự điều hành của Chính phủ năm 2022 và cho rằng, có được những thành quả kinh tế xã hội với mức tăng trưởng cao là nhờ Đảng, Chính phủ đã có những quyết sách kịp thời và sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị.

Để phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 cũng như lâu dài, ông Nguyễn Văn Thân cho rằng, cần có hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, bởi số lượng doanh nghiệp này chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam. Thực tế, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, mới chỉ ưu tiên một số vấn đề như start-up, liên kết ngành… Đây là điều rất nhỏ so với sự phát triển của doanh nghiệp trên toàn thế giới và của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Chính phủ nên có những phân loại, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn có lãi trong 3 năm vừa qua bởi vị số doanh nghiệp này đã có đóng góp đáng kể cho ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động.

Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) bày tỏ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đánh giá cao kết quả chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong năm 2022 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ông Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Vấn đề thứ hai liên quan đến văn hoá. Văn hoá là dường cột, trong khi nguồn lực nhà nước đầu tư cho văn hoá còn hạn chế thì cần có ưu đãi hỗ trợ cho khối doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Về thị trường bất động sản, Nhà nước cần phân loại thành loại tốt, trung bình, vi phạm nặng. Loại vi phạm nặng giống như bị “ung thư” chúng ta không cứu được nhưng dứt khoát phải thu hồi, lấy lại được tài sản cho Nhà nước, Nhân dân. Loại trung bình thì nhiều nhưng vì vướng cơ chế, chính sách, do đó cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ doanh nghiệp, giúp họ tập trung vào sản xuất, kinh doanh; có nguồn vốn đầu tư cho thị trường nhất là các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân…Từ đó ổn định và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.

Về vấn đề tiền lương. Cần thay đổi quan niệm lương là đầu tư cho con người. Theo ông Thân, hiện có nhiều doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân trả lương rất cao, trong khi lực lượng lao động ở cơ quan nhà nước tiền lương rất thấp. Như vậy những người lao động lành nghề, giỏi giang sẽ ra ngoài.

Các bộ ngành cần nghiên cứu, xem xét để có chế độ tiền lương phù hợp để giữ chân người lao động.

Góp ý về vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Thân cho biết, doanh nghiệp mong muốn có một hội nghị đối thoại với lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành để cùng nhau tháo gỡ trên nguyên tắc bình đẳng.

“Chính phủ lao tâm khổ trí để lo cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng cần đồng hành với Chính phủ. Doanh nghiệp cũng phải có sự đóng góp, đồng lòng cùng Chính phủ tháo gỡ khó khăn”, ông Nguyễn Văn Thân nói.

 

Theo Congthuong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *